Ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi đình
Cựu Quán cho biết, việc dỡ đình bán gỗ sưa đã được các chức sắc trong thôn bàn từ trước, với mục đích mua ruộng mở rộng khuôn viên đình.
Việc dỡ đình lấy gỗ sưa bán đã có kế hoạch trước
Liên quan đến việc một số chức sắc ở thôn Cựu Quán (xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) tháo dỡ 4 thanh gỗ sưa trong đình Cựu Quán mang bán cho nhà sư Thích Diệu Bản, PV Dân Việt tìm gặp ông Nguyễn Hữu Thắng (SN 1947, trú thôn Cựu Quán) - người trông coi đình Cựu Quán và là một trong những người trực tiếp tham gia việc dỡ đình.
Mở đầu cuộc trò chuyện với PV, ông Nguyễn Hữu Thắng lý giải nguyên do dỡ 4 thanh kèo đình Cựu Quán để bán. Theo ông Thắng: Việc dỡ gỗ của đình Cựu Quán bán đã được các cụ ở thôn nói đến từ trước trong các buổi làm lễ tại đình.
“Trong dịp ra làm lễ tại đình, các cụ trong làng (không kể các vị trực tiếp tham gia việc dỡ gỗ đình Cựu Quán hôm 2/3) cũng đã nói đến việc bán gỗ sưa của đình để mua mảnh ruộng phía trước nhằm mở rộng khuôn viên. Nhưng các cụ cũng bảo, phải mua được mảnh ruộng phía trước mới được bán", ông Thắng tâm sự.
Ông Thắng cho biết, việc dỡ 4 thanh gỗ sưa trong đình Cựu Quán bán để lấy tiền mua mảnh ruộng phía trước đình mở rộng khuôn viên.
Ông Thắng cho hay, việc dỡ gỗ và bán cho sư trụ trì chùa Nội An ngày 2/3 được các chức sắc trong thôn Cựu Quán bàn bạc trước đó vài ngày.
“Tôi làm ông từ đình nên chỉ có nhiệm vụ là mở cửa cho chính quyền và người dân làm lễ. Khoảng 11h hôm 28 tháng Giêng âm lịch (ngày 27/2/2014 - PV), tôi cùng các ông Nguyễn Ích Chắt, ông Nguyễn Ích Bạ (đều trong Ban khánh tiết của thôn), ông Sáu (Hội người cao tuổi), sư trụ trì chùa Nội An (cạnh đình Cựu Quán) và ông Nguyễn Phú Ngà (Bí thư chi bộ thôn Cựu Quán) bàn về việc bán 4 thanh kèo gỗ sưa…
Đến hôm mùng 1 (tức ngày 1/2 âm lịch, 1/3/2014), tôi nhận được thông báo mọi việc đã thống nhất xong và họ bảo tôi đi mua hoa quả về để mùng 2 (tức ngày 2/2 âm lịch, 2/3/2014) ra làm lễ thánh và tiến hành dỡ gỗ. Chúng tôi đi thuê người dỡ nhưng không ai nhận làm nên tôi gọi 3 cháu trong thôn ra dỡ và bảo thôn trả tiền.
Các cháu nhận lời nhưng cũng nói là làm công đức cho đình thôi không lấy tiền. Khoảng 9h sáng ngày 2/3 thì chúng tôi tiến hành dỡ và đưa sang chùa Nội An. Đến 18h30, Ban khánh tiết đi mua gỗ về để thay thế số gỗ đã dỡ ra trước đó. Tôi được mời ra nhận gỗ và cất vào trong đình.
Cùng lúc này, sư trụ trì về nên các ông ấy tiến hành cân gỗ tại chùa Nội An. Tôi cùng với ông Nguyễn Phú Lực (Trưởng thôn Cựu Quán) nâng mấy thanh gỗ lên cân được 127,5kg, nhưng trừ đi 7,5kg gỗ thối, gỗ rác, còn 120kg để tính tiền. Trong khi cân thì có thêm bà Nguyễn Thị Trọng và ông Nguyễn Phú Bảo (người trong thôn Cựu Quán) có ra để cùng chứng kiến việc cân gỗ. Tối hôm đấy, gỗ được họ đưa lên xe tải để chuyển đi khỏi chùa Nội An”, ông Thắng kể lại.
“Tôi làm ông từ đình nên chỉ có nhiệm vụ là mở cửa cho chính quyền và người dân làm lễ. Khoảng 11h hôm 28 tháng Giêng âm lịch (ngày 27/2/2014 - PV), tôi cùng các ông Nguyễn Ích Chắt, ông Nguyễn Ích Bạ (đều trong Ban khánh tiết của thôn), ông Sáu (Hội người cao tuổi), sư trụ trì chùa Nội An (cạnh đình Cựu Quán) và ông Nguyễn Phú Ngà (Bí thư chi bộ thôn Cựu Quán) bàn về việc bán 4 thanh kèo gỗ sưa…
Đến hôm mùng 1 (tức ngày 1/2 âm lịch, 1/3/2014), tôi nhận được thông báo mọi việc đã thống nhất xong và họ bảo tôi đi mua hoa quả về để mùng 2 (tức ngày 2/2 âm lịch, 2/3/2014) ra làm lễ thánh và tiến hành dỡ gỗ. Chúng tôi đi thuê người dỡ nhưng không ai nhận làm nên tôi gọi 3 cháu trong thôn ra dỡ và bảo thôn trả tiền.
Các cháu nhận lời nhưng cũng nói là làm công đức cho đình thôi không lấy tiền. Khoảng 9h sáng ngày 2/3 thì chúng tôi tiến hành dỡ và đưa sang chùa Nội An. Đến 18h30, Ban khánh tiết đi mua gỗ về để thay thế số gỗ đã dỡ ra trước đó. Tôi được mời ra nhận gỗ và cất vào trong đình.
Cùng lúc này, sư trụ trì về nên các ông ấy tiến hành cân gỗ tại chùa Nội An. Tôi cùng với ông Nguyễn Phú Lực (Trưởng thôn Cựu Quán) nâng mấy thanh gỗ lên cân được 127,5kg, nhưng trừ đi 7,5kg gỗ thối, gỗ rác, còn 120kg để tính tiền. Trong khi cân thì có thêm bà Nguyễn Thị Trọng và ông Nguyễn Phú Bảo (người trong thôn Cựu Quán) có ra để cùng chứng kiến việc cân gỗ. Tối hôm đấy, gỗ được họ đưa lên xe tải để chuyển đi khỏi chùa Nội An”, ông Thắng kể lại.
Theo ông Thắng, ông chỉ tham gia việc dỡ gỗ và ký vào biên bản là người chứng kiến số gỗ được cân là 120kg, còn việc bán bao nhiêu thì ông không rõ.
“Tôi chỉ ký vào biên bản chứng thực số cân gỗ. Còn số tiền bán được bao nhiêu tôi không được rõ, vì đấy là việc của các vị chức sắc và Ban khánh tiết. Theo tôi được biết thì số gỗ được bán với giá 10 triệu đồng/1kg”, ông Thắng nói.
Trần tình của sư nữ trụ trì mua gỗ sưa
Liên quan đến việc mua bán 4 thanh gỗ ở đình Cựu Quán, trao đổi với báo chí, nhà sư Thích Diệu Bản cho biết: Xảy ra việc mua bán gỗ đình Cựu Quán vì được các cụ trong thôn Cựu Quán nhờ và để các cụ an lòng dân.
“Trước đây, tôi cũng không có ý định mua gỗ sưa, vì mua về cũng không biết làm gì. Hôm về giỗ tổ, các cụ trong làng nhờ mua giúp gỗ sưa để lấy tiền mua ruộng mở rộng khuôn viên đình Cựu Quán. Khi đó, bản thân tôi cũng không muốn mua, hơn nữa tiền chùa cũng không có nhiều. Nhưng các cụ nhờ mua giúp cho khách quan và để an lòng dân nên tôi cố gắng giúp.“Tôi chỉ ký vào biên bản chứng thực số cân gỗ. Còn số tiền bán được bao nhiêu tôi không được rõ, vì đấy là việc của các vị chức sắc và Ban khánh tiết. Theo tôi được biết thì số gỗ được bán với giá 10 triệu đồng/1kg”, ông Thắng nói.
Trần tình của sư nữ trụ trì mua gỗ sưa
Liên quan đến việc mua bán 4 thanh gỗ ở đình Cựu Quán, trao đổi với báo chí, nhà sư Thích Diệu Bản cho biết: Xảy ra việc mua bán gỗ đình Cựu Quán vì được các cụ trong thôn Cựu Quán nhờ và để các cụ an lòng dân.
Tôi mua về định làm câu đối treo ở chùa để làm kỷ niệm, nếu thừa thì làm tấm hoành phi. Nhưng vừa mang về đến chùa Bát Phúc (ở xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội) thì có một nhóm người đến đòi nhượng lại.
Khi đó, tôi bảo “Bây giờ làm đôi câu đối có một thanh thì không làm được. Hơn nữa các cụ làm giấy bán cho tôi để làm kỷ niệm nên tôi không bán lại được”.
Tuy nhiên, nhìn nhóm người ấy đầu trọc, họ toàn đầu gấu, còn nhà chùa toàn phụ nữ, sợ ảnh hưởng đến nhà chùa nên tôi bảo họ mua thì mua hết và trả tôi số tiền tôi đã mua. Họ trả tiền xong thì mang gỗ sưa đi”, nhà sư Thích Diệu Bản nói.
Về số tiền bỏ ra mua gỗ sưa, nhà sư Thích Diệu Bản cho biết là tiền nhà sư tiết kiệm để làm vốn, ngoài xây dựng chùa, còn để phòng thân vì bản thân đang có bệnh, nhưng vì các cụ thôn Cựu Quán nhờ nên đồng ý mua giúp.
Về một số người dân Cựu Quán nghi ngờ nhà sư trốn chạy khi xảy ra vụ việc, nhà sư Thích Diệu Bản khẳng định: “Tôi không trốn tránh. Từ hôm đó đến nay tôi vẫn đi làm việc chùa bình thường. Tôi trụ trì bốn chùa. Chùa Nội An tôi giao cho đệ tử trông nom, vài tháng mới về đó một lần. Tôi không phạm pháp, tiền tôi bỏ ra mua, chính quyền ký kết, có biên bản hẳn hoi, tôi có ăn trộm ăn cắp đâu mà phải bỏ trốn”, nhà sư Thích Diệu Bản cho biết.
Theo ông Trần Văn Thảo - Trưởng Công an xã Đức Thượng: Nhà sư Thích Diệu Bản là người có công lớn trong việc xây dựng chùa Nội An. Trước đây, nhà sư Thích Diệu Bản đưa đệ tử về dạy rồi sau đó xây dựng, trùng tu chùa Nội An như ngày nay. Hiện, nhà sư Thích Diệu Bản đã không làm trụ trì ở đây nữa mà bàn giao cho đệ tử của mình quản lý.
Điều tra nhóm người lạ ép nhà sư nhượng lại gỗ sưa
Trao đổi với PV Dân Việt chiều 10/3, một cán bộ Công an huyện Hoài Đức cho biết, đơn vị này đang tích cực điều tra về việc phá dỡ đình Cựu Quán lấy 4 thanh gỗ sưa.
Vị cán bộ Công an huyện Hoài Đức cũng tiết lộ: Sau khi nhận được chỉ đạo của lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức, phía Công an huyện Hoài Đức lập tức vào cuộc điều tra. Cơ quan công an đã lấy lời khai của những người liên quan đến việc phá dỡ và mua bán 4 thanh gỗ sưa lấy từ đình Cựu Quán. Trong đó có nhà sư Thích Diệu Bản nhận là người mua 4 thanh gỗ sưa lấy từ đình Cựu Quán với giá 1,2 tỷ đồng, nhưng sau đó bị một nhóm người không quen biết ép bán lại. Cơ quan điều tra hiện đang phối hợp với các đơn vị liên quan để làm sáng tỏ việc nhà sư Thích Diệu Bản bị ép bán gỗ và bán cho ai.
0 nhận xét:
Post a Comment