Trong khi kế hoạch xây dựng hệ thống tàu điện ngầm đầy tham vọng tại thành phố Hồ Chí Minh trị giá 154 tỷ USD đang dần thành hình, cũng đáng để chúng ta nhớ về kế hoạch xây dựng hệ thống monorail (tàu lửa một ray) từng được đưa ra tại Sài Gòn 50 năm về trước. Một Thế Giới xin giới thiệu bài viết của tác giả Tim Doling.
Vào
giữa những năm 1960, các cuộc tấn công của Mặt trận dân tộc giải phóng
miền Nam Việt Nam đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống tàu lửa của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong khi quân đội Mỹ cố gắng xây dựng các cơ
sở hậu cần và các căn cứ hỗ trợ cho binh sĩ thì việc sửa chữa hệ thống
tàu lửa đã trở thành ưu tiên hàng đầu, cùng với việc cải tiến sân bay và
mở rộng cảng tàu.
Vào
tháng 6.1966, Bộ chỉ huy Việt trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV),
USAID, chính quyền Sài Gòn và Bộ tổng tham mưu đã đưa ra “Chương trình
thay thế đường tàu bị phá hoại” để phục hồi Hệ thống tàu lửa.
Nhờ
khoản đầu tư khổng lồ của Mỹ, Bộ giao thông đã quyết định nắm cơ hội
này để kêu gọi các khoản tài trợ khác từ Mỹ để thực hiện các dự án liên
quan tới cơ sở hạ tầng giao thông.
Những
dự án này bao gồm cả một kế hoạch đặc biệt để nâng cấp đường tàu lửa
vào Ga Sài Gòn trở thành đường sắt nền cao hoàn toàn mới, với ga cuối là
một tòa nhà 15 tầng bao gồm văn phòng, khách sạn và nhà ở nằm phía trên
chợ Bến Thành.
Dự án nâng cấp Ga tàu lửa Sài Gòn |
Tuy nhiên, kế hoạch hấp dẫn nhất
được đưa ra vào năm 1966 là xây dựng hệ thống Monorail hai làn hiện đại
nối liền Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định (Bình Thạnh hiện nay).
Do
tình hình tắc nghẽn giao thông ngày càng tăng trong thành phố, chính
quyền Sài Gòn dường như đã rất hối hận vì quyết định năm 1956 khi cho
rằng xe điện cần bị “loại bỏ hoàn toàn và thay thế bằng xe buýt”.
Theo
tài liệu của Cục văn thư quốc gia Mỹ, vào năm 1966, Bộ giao thông Việt
Nam Cộng hòa đã chính thức thông qua đề án của chuyên gia “tàu điện trên
không” người Pháp của tập đoàn SAFEGE – Transport (Société Anonyme
Française d’ Etude de Gestion et d’ Entreprises) về việc xây dựng 2
tuyến Monorail với các tuyến đường không khác nhiều so với hệ thống tàu
điện đã từng bị loại bỏ một thập kỷ trước.
Monorail
tuyến 1 sẽ đi 9,4 km từ Phú Lâm qua Chợ Lớn tới chợ Bến Thành trên
quảng trường Diên Hồng (hiện tại là Quách Thị Trang). Từ đó, nó nối với
Monorail tuyến 2 đi 6,6 km dọc theo Hàm Nghi tới khu cảng Sài Gòn, rồi
đi theo hướng tây bắc dọc theo Đại lộ Cường Đế (đường Tôn Đức Thắng) tới
Hồng Thập Tự (đường Nguyễn Thị Minh Khai) và cuối cùng là đi theo hướng
đông bắc về Đa Kao và Gia Định.
Toàn
bộ dự án sẽ tiêu tốn ít nhất 48 triệu USD xây dựng và toàn bộ phụ thuộc
vào viện trợ tài chính của nước ngoài. Tuy nhiên, dự án này lại không
thể gây ấn tượng với người Mỹ. Cùng với dự án Nâng cấp ga tàu, dự án
Monorail Sài Gòn năm 1966 đã không thể thực hiện được do thiếu vốn.
Vài nét về tác giả:
Tim
Doling là tác giả của ấn phẩm “The Railways and Tramways of Việt Nam”
đăng trên White Lotus Press (Bangkok, Thái Lan, 2012, ISBN:
9789744801883). Tim đã từng thực hiện chuyến đi 16 ngày Khám phá Việt
Nam bằng tàu lửa và chuyến đi 13 ngày Khám phá miền Bắc Việt Nam bằng
tàu lửa.
Tim
cũng là tác giả của cuốn sách du lịch bụi sắp ra mắt với chủ đề “Khám
phá thành phố Hồ Chí Minh” (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2014) và các
chuyến Du lịch Di sản Sài Gòn – Chợ Lớn.
0 nhận xét:
Post a Comment