FACEBOOK

THƠ TÌNH VIỄN THÔNG

THƠ TÌNH VIỄN THÔNG

6 10 69
THƠ TÌNH VIỄN THÔNG 10 6 69
Anh và em là hai người xa lạ
Làm cách nào để được quen em
Đành
phát một xung bức xạ
thử xem
Nếu nhận được hy vọng em
cộng hưởng
.
Nhưng cuộc đời này không như anh tưởng
Có rất nhiều
tần số
được phát đi
Trong Viễn thông thầy gọi đó là
nhiễu

Còn trong lĩnh vực tình yêu
Người ta gọi đó là đối thủ
Như vậy đối với anh là quá đủ
Quan trọng là
bộ lọc của em.
Nếu
bộ lọc
của em cao quá
Phen này về chắc
đổi tần
thôi
Khi tim em
dao động
như đưa nôi
Anh hiểu mình phải
khuyếch đại LNA

Quan tâm nhiều em lại kêu ca
Anh đành dùng
AGC để giảm dần độ lợi
Khi em đã bắt đầu dịu vợi
Em cho tình qua
bộ tần trung (IF)
Nếu em còn cảm thấy mông lung
Cứ tưởng anh là
tần số ảnh
Thì em ơi, xin em đừng có chảnh
Anh thật lòng không rảnh đùa vui
Và nếu như em còn tiếc nuối
Hãy cho tình qua
bộ tách đường bao
Đến phút này chẳng bỏ công lao
Ngày đêm anh ăn rồi
điều chế
Anh không ngờ có một ngày như thế
BỘ MÁY TÌNH thiết kế đã thành công.
Giải thích:
Mình xin giải thích một chút cho những người không học viễn thông để các bạn hiểu hơn về bài thơ.
Chúng ta hãy quan sát sơ đồ dưới đây:


-SƠ ĐỒ MÁY THU VÀ PHÁT-
Như chúng ta đã biết, để có thể phát và thu tín hiệu chúng ta cần phải có BÊN PHÁTBÊN THU, giống như khi bạn kết một cô gái nào đó bạn phải phát tín hiệu cho nàng, nếu nàng nhận được nàng sẽ phát lại.
Bên phát của chúng ta có gì?

“Anh và em là hai người xa lạ
Làm cách nào để được quen em
Đành
phát một xung bức xạ thử xem”

Xung bức xạ ở đây là tín hiệu muốn phát x(t) ví dụ như “I MISS U” chẳng hạn. Để truyền tín hiệu đi xa chúng ta cần phải điều chế nó, phương pháp ở đây là dùng điều chế AM (Amplitude Modulation). Để điều chế chúng ta cần phải có sóng mang, nói một cách dễ hiểu đó là một tín hiệu hình Sin (Sine) có tần số lớn hơn nhiều so với tín hiệu x(t), khi chúng ta cho tín hiệu x(t) qua bộ điều chế thì biên độ của sóng mang sẽ biến đổi theo biên độ của x(t), hay đường bao của sóng mang sẽ giống với đường bao của x(t). Sau khi qua bộ điều chế, chúng ta cần khuyếch đại sóng mang đã điều chế và đưa ra Anntena để phát ra ngoài môi trường tín hiệu Xc(t).
Bên thu của chúng ta hoạt động như thế nào?
Để có thể thu được x(t), chúng ta cần thu Xc(t) trước sau đó sẽ giải điều chế cho ra x(t). Antenna của chúng ta có nhiệm vụ hấp thu năng lượng bức xạ điện từ và chuyển thành tín hiệu điện, tuy nhiên tín hiệu này rất yếu do suy hao tự nhiên và bị tác động của nhiễu (Noise) từ môi trường truyền nên nó cần phải được khuyếch đại bằng bộ khuyếch đại nhiễu thấp LNA (Low Noise Amplifier) hay còn được gọi là bộ khuyếch đại RF (Radio Frequency):
“Khi tim em dao động như đưa nôi
Anh hiểu mình phải
khuyếch đại LNA
Tín hiệu Xc(t) cần được chọn lọc và khuyếch đại bởi khối này. Vậy nếu tín hiệu phát đi của chúng ta không nằm trong khoảng chọn lọc của bộ RF thì sao, thì về đổi tần số phát lên cao hay xuống thấp thôi :

“Nếu
bộ lọc của em cao quá
Phen này về chắc
đổi tần thôi”
Bộ khuyếch đại này có băng thông khá rộng, không chỉ thu được Xc(t) mà còn thu được cả các kênh lân cận (đó là đối thủ của chúng ta đó):
“Có rất nhiều tần số được phát đi
Trong Viễn thông thầy gọi đó là
nhiễu
Còn trong lĩnh vực tình yêu
Người ta gọi đó là đối thủ”
Tín hiệu sau khi qua bộ khuyếch đại RF chúng ta cần chuyển nó về tần số thấp hơn gọi là trung tần IF (Intermediate Frequency). Để thu được tín hiệu IF chúng ta cho tín hiệu RF qua bộ trộn tần.
Công thức tính: Fif = |Frf – Flo| với Fif và Flo là cố định.
Trong đó:
> Fif là tần số của tín hiệu IF.
> Frf là tần số của tín hiệu RF (hay tín hiệu cần thu).
> Flo là tần số của bộ trộn tần.
Sau khi thu được tín hiệu IF chúng ta cần giải điều chế tín hiệu này để thu được tín hiệu tin tức x(t). Bộ giải điều chế ở đây đơn giản là một bộ tách đường bao. Như chúng ta đã nói ở phần máy phát, tín hiệu sóng mang đã điều chế có đường bao giống với tín hiệu x(t), vậy bộ tách đường bao sẽ cho ta tín hiệu x(t).
Để chỉnh độ lợi máy thu tùy theo cường độ tín hiệu thu được là mạnh hay yếu (đài phát ở gần hay ở xa) chúng ta cần bộ tự động điều chỉnh độ lợi AGC (Automatic Gain Control) đặt sau bộ tách sóng:
“Quan tâm nhiều em lại kêu ca
Anh đành dùng
AGC để giảm dần độ lợi
Chú ý là theo công thức tính Fif ở trên thì ta có Fif = Frf – Flo hoặc Fif = Flo – Frf. Vậy giả sử tín hiệu muốn thu là Fif = Frf – Flo, và tín hiệu không mong muốn là Fif = Flo – Frf’ , thì tín hiệu Frf’ này sẽ gây nhiễu cho tín hiệu chúng ta muốn thu gọi là tấn số ảnh :
“Nếu em còn cảm thấy mông lung
Cứ tưởng anh là
tần số ảnh

Tín hiệu sau khi qua bộ tách đường bao sẽ được khuyếch đại dải nền và đưa ra loa (Speaker).

Trong bài thơ mình làm hơi ngược so với sơ đồ : tín hiệu Xc(t) > LNA > AGC > IF > Tách đường bao. Kỹ thuật và thơ văn là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, để kết hợp cả hai lại không phải dễ. Ở đây mình muốn nói là khi anh chàng phát tín hiệu thì cô gái đã nhận được luôn (con gái vốn nhạy cảm mà), nhưng khi quan tâm nhiều như nhắn tin, gọi điện nhiều quá làm nàng khó chịu (kiêu một chút mới hấp dẫn chớ) thì anh chàng đành phải giảm cường độ lại bằng AGC. Khi nàng hết “kiêu” rồi thì lại cho tình qua bộ IF, nhưng con gái vốn hay đa nghi nên không hiểu anh chàng kia có đáng tin cậy không hay chỉ là “tần số ảnh”. Nhưng anh em chúng ta là những người đàn ông rất chung tình, nên nàng đã cảm động và trao cho anh em mình trái tim của nàng bằng cách cho tình yêu qua “bộ tách đường bao”. Hi hi. Vậy là không bỏ công lao của chàng kỹ sư trẻ kia phải không các bạn. Chúc các bạn cũng sẽ làm được như vậy nhé!

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Top