1. Không nhấn chuột trực tiếp vào những liên kết (link) đáng nghi trên các trang web hoặc từ các nguồn không tin cậy qua email.
2. Nhập bằng tay (gõ thủ công) tất cả các địa chỉ tìm kiếm vào thanh địa chỉ trình duyệt (address bar).
3. Kiểm tra thanh địa chỉ ngay sau khi tải trang để đảm bảo đúng tên miền. Kiểm tra xem trang web có sử dụng một kết nối an toàn hay không (kết nối HTTPS).
4. Nếu nghi ngờ về tính xác thực của trang web, bạn không nên nhập thông tin cá nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
5. Để chắc chắn tính hợp pháp của trang web, hãy liên hệ các công ty thông qua trang web chính thức của nó.
6. Tránh nhập những dữ liệu nhạy cảm trong khi bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng.
7. Nên sử dụng một giải pháp bảo mật có chức năng chống lừa đảo. (anti-phishing)
Nadezhda Demidova, chuyên gia phân tích nội dung của Kaspersky Lab nhận xét: "Lừa đảo mạng là một cách khá đơn giản để dẫn dụ người dùng Internet cung cấp thông tin cá nhân và tài chính của họ. Những kẻ tấn công chỉ cần vài phút để tạo ra các liên kết lừa đảo và các trang web này thường chỉ hoạt động trong một vài giờ. Chiến lược của chúng là thiết kế sao cho các trang web này không bị danh tiếng xấu và không nằm trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo của các công ty bảo mật”.
0 nhận xét:
Post a Comment